- Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).
Đối với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212), theo biểu Cam kết Thương mại Dịch vụ của WTO quy định:
“a, Thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam:
Sau 2 năm kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Như vậy, để thực hiện kinh doanh dịch vụ trên, Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư bằng hình thức liên doanh và số vốn pháp định không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của dự án. Số lượng thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu reo cờ Việt Nam không được vượt quá 1/3 định biên của tàu.
Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất bắt buộc phải là công dân Việt Nam.
“Các hình thức hiện diện thương mại khác để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế: Ngay sau khi gia nhập, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động từ (1) tới (5) như mô tả dưới đây:
- Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;
- Đại diện cho chủ hàng;
- Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;
- Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;
và 5. Cung cấp dịch v ụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.
Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thực hiện các hoạt động (6) và (7) sau:
- Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu.
- Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển. Số lượng liên doanh do các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập tại thời điểm gia nhập không được vượt quá 5.
Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, không hạn chế số lượng liên doanh”.
- Quy định của pháp luật Việt Nam đối với Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212).
Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211); Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) nằm trong dịch vụ Logistics. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì: Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics:
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định của Wto và Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì dịch vụ tải biển không được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tỷ lệ % vốn góp như sau khi thực hiện một trong những dịch vụ Logistic điển hình:
Ngành nghề | Mã ngành | Hình thức đầu tư | Tỷ lệ vốn góp tối đa của nhà đầu tư nước ngoài |
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa) | CPC 7211, 7212 | Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 49% |
Dịch vụ xếp dỡ container (hỗ trợ vận tải biển) | CPC 7411 | Thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 50% |
Dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay | Thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 50% | |
Dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển | Thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | Không hạn chế tỷ lệ | |
Dịch vụ Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải | Thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | Không hạn chế tỷ lệ | |
Dịch vụ kho bãi | CPC 742 | Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 100% |
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
( là Dịch vụ môi giới hàng hóa, dịch vụ tiếp vận (chủ yếu là tổ chức vận tải hoặc sắp đặt dịch vụ trên danh nghĩa của nhà vận chuyển hoặc người nhận hàng), dịch vụ môi giới tàu vũ trụ, và dịch vụ gia cố hàng hóa và tiêu huỷ hàng hóa) |
CPC 748 | Thành lập 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 100% |
Dịch vụ chuyển phát | CPC 7512 | Thành lập 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp vốn Việt Nam | 100% |